Hoa thủy tiên trắng thuộc họ hoa Thủy tiên, có tên khoa học là Narcissus papyraceus. Loại đặc trưng và quen thuộc nhất với người Việt Nam là loại Thủy Tiên màu trắng nhụy vàng rất đẹp và tinh khiết, phần thân màu xanh lá cây mọng nước, mập mạp và hương thơm ngọt ngào, tinh tế.
Từ trước đến nay người yêu thích loài hoa này, đặc
biệt người Hà Nội có thói quen gọt hoa Thủy Tiên và trồng trong nước. Tuy nhiên
đây là cách chơi tốn kém khá nhiều thời gian chăm sóc và đòi hỏi sự tỉ mỉ cao.
Ngoài ra không phải người chơi nào cũng đủ dũng cảm cầm dao và mạnh tay bổ củ gọt củ và xén đi những
chiếc lá mầm để tạo dáng cho cây.
Mình cũng từng thử, nhưng thật sự không can tâm nhìn thấy nhựa củ Thủy Tiên chảy
ra qua những nhát dao đẽo, gọt đi cái sự sống tiềm tàng đầy tự nhiên của củ, nên vài năm nay, mặc dù các chị, các bạn cùng hội chơi hoa luôn có những buổi tập trung gọt củ cùng nhau và cho ra đời những bình Thủy Tiên rất đẹp, nhiều phong cách. Nhưng mình chỉ quan sát với chút tiếc nuối và những cảm giác rất khó tả.
Có thể mình khác mọi người về cách chơi- Mình thích trồng Thủy Tiên trong cát, sỏi. Và thích hưởng thụ trạng thái cảm xúc hoàn toàn khác khi ngắm bình Thủy Tiên tươi tốt tràn đầy sức sống với bộ lá xanh mướt mát và những vòi hoa khỏe khoắn, kiêu hãnh vươn cao một cách hoang dã, tự nhiên. Mình yêu cái sự tự nhiên này....
Có thể mình khác mọi người về cách chơi- Mình thích trồng Thủy Tiên trong cát, sỏi. Và thích hưởng thụ trạng thái cảm xúc hoàn toàn khác khi ngắm bình Thủy Tiên tươi tốt tràn đầy sức sống với bộ lá xanh mướt mát và những vòi hoa khỏe khoắn, kiêu hãnh vươn cao một cách hoang dã, tự nhiên. Mình yêu cái sự tự nhiên này....
Vì vậy mình giới thiệu với các bạn cách trồng hoa Thủy
Tiên trong cát, sỏi, dễ dàng chăm sóc, không tốn thời gian và đặc biệt là vừa
chơi hoa, vừa chơi lá, được ngắm cái sự tinh khiết của hoa giữa những đọt lá
non, dài thẳng và xanh mướt. Tuy nhiên dù gọt hay trồng cát sỏi thì Thủy Tiên cũng chỉ tỏa sáng được nhiều nhất hai tuần là tàn lụi. Và đến mùa sau, chúng ta lại phải sắm một củ Thủy tiên mới.
Thay vì phải gọt tỉa và dùng nước sạch thay hàng ngày, chăm sóc một cách tỉ mỉ và chu đáo thì chúng ta chỉ cần ngâm củ, làm sạch, bóc hết lớp vỏ màu xám( nếu thích) và đặt củ lên một bát sỏi hoặc cát và đổ nước sao cho nước chạm đế củ (nếu trồng cát thì có thể vùi 1/3 củ xuống dưới cát) . Nhiệm vụ quan trọng là chúng ta phải chọn được củ Thủy Tiên size to, mập mạp, cứng cáp, không bị móp và một chiếc bình gốm, lọ gốm phù hợp, biết cách bóc lớp vỏ ngoài không làm tổn thương đến lớp vỏ còn sự sống.
Mình rất tiếc không tìm lại được hình ảnh Thủy Tiên trồng cát với bộ rễ dài, trắng muốt để khoe với mọi người. Nhưng những bức ảnh dưới đây của các bạn ở "TÂY" sẽ cho chúng ta thấy đẳng cấp và vẻ đẹp rất tinh khiết của Thủy tiên trồng chậu.
Bên cạnh màu hoa trắng thông dụng và rất đối quen thuộc thì vài năm gần đây, đặc biệt từ dịp tết 2013, tại Việt Nam xuất hiện thêm loại Thủy tiên kép màu vàng. Nhưng loại này chỉ mang đến một nét mới lạ chứ chưa ăn sâu vào tiềm thức cũng như văn hóa chơi Thủy Tiên của người Việt.
Năm 2013, đầu 2014, Mình cũng được sở hữu một củ Thủy Tiên kép màu vàng tơ do một người bạn yêu hoa xách về từ Hà Lan, do bất cẩn trồng lúc thời tiết còn nóng ( Mùa Thu 2013 nóng đến hết tháng 10) nên đã làm củ bị hỏng một phần, Tuy nhiên mình vẫn may mắn được sở hữu vẻ đẹp của em ấy từ một mầm hoa còn sót lại. Sức quyến rũ của nó thật đặc biệt.
Do không tìm lại được ảnh cũ nên bài viết này phần lớn ảnh mình copy của các bạn "TÂY" . Ngoại trừ ảnh Thủy Tiên kép cuối cùng là những hình ảnh năm gần đây nhất thì mình tìm lại được. Cảm ơn các bạn đã ghé qua Blog.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét